Những kỹ thuật chụp ảnh đẹp chuyên nghiệp mới nhất 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Những kỹ thuật chụp ảnh đẹp cơ bản, nâng cao hay chuyên nghiệp hiện nay, không chỉ có những nhà nhiếp ảnh gia quan tâm không thôi mà ngay cả các bạn trẻ, học sinh, sinh viên cũng vậy… Vì họ hiểu, không nhất thiết phải có máy ảnh sịn xò, đắt tiền hay là trang bị đầy đủ những linh kiện đắt tiền… thì mới có cho mình những bức hình đẹp. Đúng là như vậy, bạn thử nghĩ xem nếu bạn không có những kỹ năng, kỹ thuật chụp ảnh thì cho dù bạn chụp ảnh cho đến khi nào đi chăng nữa thì bạn cũng không thể nào mà đạt đến trình độ chụp máy ảnh chuyên nghiệp được.

Những kỹ thuật chụp ảnh đẹp chuyên nghiệp mới nhất năm 2021

I. Tại sao kỹ thuật chụp ảnh của bạn mãi mãi ở mức cơ bản.

Lần trước mình có chia sẻ với các bạn “Cách chụp ảnh đẹp bằng Điện thoại & Máy ảnh” một trong những nguyên tắc “phá vỡ quy tắc chụp ảnh” tức là chụp ảnh không cần phải theo bất cứ một cấu trúc from nào có sẵn, nhưng nó chỉ có tác dụng khi bạn biết áp dụng đúng lúc, đặc biệt đối với những bạn chưa biết gì về chụp ảnh. Nhưng đa phần hiện nay mọi người chỉ cần học và hiểu các chức năng, thông số trên bộ phận của máy ảnh thì họ có thể đã bắt tay vào việc chụp ảnh luôn rồi, sau khi bạn chụp nhiều dần dần sẽ đúc rút ra được kinh nghiệm.

Có khi trong những lần hứng thú, hay vui vẻ trong lúc chụp ảnh bạn lại lóe lên những ý tưởng, sáng tạo trong quá trình chụp ảnh. Khả năng sáng tạo, cảm nhận, góc nhìn của mỗi người lại khác nhau nhưng nếu bạn không chăm chỉ, rèn luyện trong quá trình làm thì không có ý tưởng, sáng tạo nào cho bạn cả. Vì vậy mình có lời khuyên muốn chụp ảnh chuyên nghiệp không nên chụp theo một cách bài bản và có sẵn.

II. Những kỹ thuật chụp ảnh đẹp từ cơ bản đến chuyên nghiệp 2021.

1. Kỹ thuật chụp ảnh chân dung.

Kỹ thuật chụp ảnh chân dung-01

Chụp ảnh chân dung là một trong những cách chụp ảnh đơn giản nhất, nhưng kèm với nó là cần một chút cầu kỳ, một chút thời gian thông qua vài bước chỉnh sửa ảnh trên photoshop hay là App chụp ảnh miễn phí để có thể tẩy bỏ hết vết mụn, thay đổi làn da…Để chụp được bức ảnh chân dung đẹp bạn cần:

  • Chọn không gian, ánh sáng, góc chụp sao cho đẹp nhất.
  • Khoảng cách hậu cảnh, ống kính, khẩu độ từ máy ảnh đến vật thể ( không nên Zoom khi không cần thiết vì bị out nét).
  • Chọn bố cục sao cho hợp lý ví dụ như: 1:1, 16:4, 4:4…
  • Lấy nét cho vật thể bằng cách chạm vào màn hình, không để máy ảnh bị rung, nín thở khi chụp.
  • Tận dụng bất kỳ ánh sáng nào bạn có hay là vật thể, lá cây, hàng rào…
  • Ngoài ra bạn có thể nghiêng máy ảnh khi chụp, tận dụng ánh sáng vào buổi sáng bình minh hay buổi chiều lúc hoàng hôn…
  • Sử dụng những ánh đèn lấp lánh của các nhà cao tầng để làm hậu cảnh cho bức ảnh…
  • Hạn chế chụp ảnh bằng đèn flash để đảm bảo đối tượng, chân dung… có độ phơi sáng (khi không cần thiết).

2. Kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng.

kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng

(Tận dụng những ánh sáng ngược để chụp).

Kỹ thuật chụp ảnh ngược ánh sáng là một trong những kỹ thuật không thể tránh khỏi bởi các tác nhân gây cản trở như thời tiết, bóng đèn điện… Vậy bạn cần phải làm gì khi gặp trường hợp với những bức ảnh bị ngược sáng? Dưới đây là một vài mẹo chụp ảnh ngược sáng bạn có thể tham khảo:

  • Thay đổi vị trí vật thể chụp hoặc thay đổi máy ảnh sang vị trí khác.
  • Bạn có thể tận dụng đứng dưới bóng cây, bóng mát nào đó khi chụp, dùng bất cứ cái gì để che ánh sáng trực tiếp chiếu thẳng vào camera máy ảnh.
  • Bạn có thể sử dụng bù trừ điều chỉnh màu sắc, ISO… sao cho phù hợp.
  • Tuy nhiên, không nhất thiết cứ có ánh sáng là có hại, ngoài ra bạn có thể tận dụng những ánh sáng đó để tạo cho bức ảnh của bạn được sinh động hơn…
  • Nếu bạn dùng máy ảnh có thể sử dụng thêm filter để giải quyết sự cố phơi sáng.

3. Kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh.

kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh-01

Nhắc đến 2 chữ phong cảnh chắc hẳn bạn cũng đang liên tưởng đến những chuyến đi du lịch, đi chơi… Thông thường đối với những nhà nhiếp ảnh gia chụp ảnh ngoài trời như vậy thì họ thường sử dụng filter ND, CPL… để khắc phục những sự cố bởi ánh sáng trực tiếp. Dưới đây là những kỹ thuật khi chụp ảnh phong cảnh bạn nên biết:

  • Đầu tiên bạn nên chọn tỉ lệ khung hình sao cho phù hợp, đối với cá nhân mình thì thường để full HD là chính.
  • Sử dụng ống kính macro dài hơn.
  • Chọn khung cảnh đẹp nhất mà bạn muốn chụp.
  • Bạn có thể dùng những vật dẫn hàng rào, vườn hoa… để dẫn dắt ánh mắt của người nhìn vào trọng tâm của ảnh.
  • Tùy chỉnh khẩu độ, ISO… sao cho phù hợp.

Ngày nay, mình thấy những nhà nhiếp ảnh gia sau khi chụp thường sẽ qua vài bước chỉnh sửa rồi mới đưa ảnh cho khách, hoặc bạn có thể dùng App chụp ảnh đẹp miễn phí trên điện thoại.

4. Kỹ thuật chụp ảnh xóa phông.

kỹ thuật chụp ảnh xóa phông-01

Kỹ thuật chụp ảnh xóa phông hiện nay được khá nhiều các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Tuy nhiên để có được bức hình xóa phông cần đòi hỏi tay nghề của nhiếp ảnh gia chúng ta hết sức là am hiểu, chức năng, công dụng của từng bộ phận trên máy ảnh, hiện nay trên điện thoại cũng đã tích hợp sẵn chức năng xóa phông đối với những dòng máy nâng cao hơn cho nên bạn không nhất thiết phải có kỹ thuật chụp ảnh, tay nghề cao mới có được bức ảnh xóa phông. Bạn có thể tham khảo các thao tác, kỹ thuật chụp ảnh xóa phông ở bên dưới:

  • Luôn chú ý tới khoảng cách máy ảnh tới vật thể (mẫu muốn chụp): tiêu cự của ống kính, độ mở khẩu của ống kính.
  • Chọn hậu cảnh càng xa vật thể thì xóa phông càng tốt.
  • Tiến sát lại gần vào vật thể mà bạn muốn chụp (cách tốt nhất để xóa phông).
  • Xóa phông bằng Tiêu Cự trên máy ảnh …200mm>135mm>100mm>85mm>50mm>35mm>24mm…
  • Xóa phông bằng Khẩu Độ, Độ Mở của ống kính: Khẩu độ càng lớn xóa phông càng tốt (hoặc ngược lại).
  • Nếu khẩu độ và tiêu cự bằng nhau thì lens fix xóa tốt hơn lens zoom nhiều.

5. Kỹ thuật chụp ảnh sản phẩm.

Kỹ thuật chụp ảnh sản phẩm-01

Kỹ thuật chụp ảnh sản phẩm không quá phức tạp, bạn chỉ cần có mắt thẩm mỹ, phân tích bố cục làm sao cho bắt mắt người dùng là hợp lý, không nhất thiết phải đòi hỏi kỹ thuật cao như phải biết quá nhiều về khẩu độ, tiêu cự gì cả. Cách chụp ảnh sản phẩm có thể bạn chưa biết.

  • Sản phẩm được đặt trước phông nền phía sau.
  • Chọn bối cảnh: Sản phẩm được đặt trong bối cảnh sử dụng phù hợp.
  • Sản phẩm được tạo hình khối 3D, đôi khi được chụp ở nhiều góc khác nhau.
  • Người chụp tự sáng tạo ra cách chụp của riêng mình để tăng tính độc đáo, khác biệt.
  • Sử dụng độ dài tiêu cự ở tầm trung để chụp chính xác hình dạng.
  • Khép khẩu độ và lấy nét cho sản phẩm.
  • Chụp với ánh sáng tự nhiên là tốt nhất.

6. Kỹ thuật chụp ảnh cưới.

Kỹ thuật chụp ảnh cưới-01

Đây là cách chụp ảnh có thể nói là khó nó không chỉ đòi hỏi nhiếp ảnh gia của chúng ta có kinh nghiệm cao mà còn đòi hỏi sự sáng tạo và các công cụ phần mềm hỗ trợ thì mới có thể cho ra được những bức ảnh đẹp và sắc sảo từng chi tiết được.

  • Khảo sát địa điểm, chọn vị trí phù hợp.
  • Sử dụng 2 máy ảnh khác nhau, 2 lens khác nhau trở lên. Để chụp những khoảnh khắc bất ngờ trong tự nhiên.
  • Cân nhắc tìm thêm một nhiếp ảnh nữa.
  • Dùng ống kính (lens) dài hơn.
  • Tìm những góc độ chụp khác nhau.
  • Dùng đèn flash rời.
  • Có thể dùng mặt trời như là một nguồn sáng phía sau để làm hậu cảnh cho bức ảnh.
  • Sử dụng gel trên Speedlites.

III. Tổng kết.

Với tất cả những kỹ năng chụp ảnh mình vừa chia sẻ cho các bạn đều là dựa trên kiến thức thực tế, kinh nghiệm mà mình đã đi làm và trải nghiệm mà đúc rút ra được, hi vọng rằng nó có thể giúp ích được với những bạn đang cần. Nhưng vì vẫn muốn nhắc, sáng tạo là vô giới hạn cho nên bạn cứ chụp với khả năng sự sáng tạo mà bạn đang có. Mặc dù mình không có ngăn cản hay bảo bạn không nên học bài bản nhưng đó là cơ sở dữ liệu để giúp bạn có được tấm hình đẹp, sẽ có lúc bạn sẽ cần sử dụng đến những kỹ năng bài bản lý thuyết đó, cho nên bạn đừng coi thường bất cứ kỹ năng gì nhé. Cuối cùng, chúc các bạn thành công…!!!

 

 

Leave a Reply