I. Ống kính máy ảnh là gì?
Ống kính máy ảnh hay còn được biết với tên gọi là khác là Lens máy ảnh: Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với máy ảnh, tất cả các tia sáng từ bên ngoài môi trường đều phải đi trực tiếp qua ống kính (lens máy ảnh) trước khi tới kính ngắm (cảm biến của máy ảnh). Chất lượng của những tia sáng và lượng ánh sáng nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hình ảnh.
II. Cấu tạo của ống kính (Lens máy ảnh).
Về cấu tạo của ống kính (Lens máy ảnh) được thiết kế khá là phức tạp bởi nhiều thấu kính và những thấu kính này được kết hợp với nhau tạo nên những cảm biến của máy ảnh. Do đó, bạn có thể yên tâm chụp ảnh mà không cần lo hiện tượng bị quang sai, bị nhòe hay bị mờ…Đặc biệt bạn có thể tháo lắp, tùy chỉnh ống kính một cách dễ dàng với body thân của máy ảnh.
Tiêu cự của ống kính sẽ giúp bạn xử lí được các góc chết cho dù là khó nhất và bạn có thể phóng đại được vị trí nhất định trong quá trình chụp ảnh. Ngoài ra, tiêu cự cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần đến độ sắc nét của bức ảnh, nếu tiêu cự dài thì cùng nghĩa với việc thời gian chụp ảnh và tốc độ lấy nét cũng sẽ nhanh hơn. Chính vì vậy ống kính (lens máy ảnh) rất là đắt đỏ.
(Lens máy ảnh được cấu tạo từ nhiều thấu kính)
III. Các loại ống kính thường gặp và phổ biến nhất hiện nay.
Hiện nay, trên thị trường bạn có thể bắt gặp rất nhiều những các loại ống kính máy ảnh khác nhau từ nhỏ cho đến lớn hay từ loại rẻ tiền cho đến đắt tiền nhất… Nhưng thực chất về nguyên lý cơ bản thì có 6 loại ống kính (Lens máy ảnh) chính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như: Len kit, Lens góc rộng, Lens zoom, Lens Telephoto, Lens Macro, Lens Fisheye.
( Các loại lens máy ảnh được dùng phổ biến nhất hiện nay)
1. Lens kit máy ảnh.
Chắc hẳn bạn không còn quá xa lạ gì với ống kính lens kit này chứ nhỉ? Đây là loại ống kính thông dụng thường được bán kèm với máy ảnh (body máy), thường có mức giá rẻ, dễ sử dụng nhưng phù hợp với những người mới học làm nhiếp ảnh...Nhìn chung thiết kế và tầm ngắm của ống kính này chủ yếu ở mức thấp trong các loại lens máy ảnh DSLR.
(Lens kit)
Mặc dù chất lượng của dòng Lens kit không được tốt như những loại cao cấp khác nhưng nếu bạn không đủ kinh phí cũng như mới tiếp xúc máy ảnh thì cũng chưa cần đến những loại Lens khác. Tuy nhiên, mỗi dòng ống kính đều có điểm mạnh riêng biệt của nó nếu như bạn biết tận dụng tối đa những điểm mạnh của Lens kit thì nó vẫn mang lại hiệu quả vô cùng cao bạn nhé.
2. Ống kính (Lens góc rộng).
Hai từ “góc rộng” chắc hẳn bạn đang liên tưởng ngay đến là những không gian rộng như sân bóng, phong cảnh…Thông thường tiêu cự của ống kính tiêu chuẩn là 50mm và đây cũng là tiêu cự cho góc ảnh giống nhất với khả năng thu nhận không gian, hình ảnh, của mắt con người. Ống kính được gọi là ống kính góc rộng vì có chiều dài tiêu cực nhỏ hơn so với tiêu cự chuẩn 50mm.
(Lens góc rộng)
Lens góc rộng còn có khả năng mở rộng góc nhìn cho bức ảnh bao quát cả không gian lớn trong một bức ảnh và Lens góc rộng thường được chia làm 3 loại chính: Góc rộng, góc siêu rộng, góc cực siêu rộng. Ống kính góc rộng cũng có dạng tiêu cực cố định và loại zoom có thể thay đổi chiều dài tiêu cự.
Ngoài ra ống kính này còn nhấn mạnh sự khác biệt rõ về khoảng cách giữa chủ thể với hậu cảnh, đối tượng chụp càng gần máy sẽ có kích thước càng lớn và ngược lại.
3. Ống kính (Lens zoom).
Trong tất cả các loại ống kính thì đây có lẽ là loại ống kính được mọi người thường xuyên sử dụng nhất vì mức giá tiền của nó không quá đắt mà cũng không quá rẻ và khi sử dụng này chất lượng bức ảnh ở mức ổn nên giới tầm trung khá yêu thích loại lens này.
(Lens máy ảnh)
Cũng như tên gọi của ống kính này, bạn có thể tùy chỉnh phóng to thu nhỏ tùy ý thích nhưng khẩu độ, tiêu cự vẫn còn hạn chế nên trong quá trình chụp bạn cần phải lưu ý về khoảng cách nếu chủ thể quá xa sẽ khiến bức ảnh không được rõ nét.
4. Ống kính Macro.
Thông thường với những máy ảnh cao cấp khác có thể lấy nét được những vật ở xa nhưng khó có thể lấy nét được những vật ở gần. Ngày nay Ống kính Macro ra đời dành riêng cho những ai muốn chụp ảnh ở gần vật thể và có khả năng lấy nét theo tỉ lệ ảnh 1:1 mà không bị out nét.
(Ống kính Macro)
Ống kính có độ sâu trường ảnh rất nông, chỉ có các đối tượng ở thật gần ống kính mới sắc nét. Các khu vực xung quanh sẽ bị nhòe đi được gọi là “brokeh” (xóa phông), làm cho đối tượng trở nên nổi bật. Chính vì điều này ống kính Macro còn được sử dụng để chụp ảnh chân dung.
Đọc thêm:
5. Lens Fish eye (mắt cá).
Cách nhận biết dễ nhất của loại len này là có một phần kính bị lồi ra bên ngoài, giống với chiếc gương cầu lồi. Một loại Lens khá đặc biệt dành cho những ai thích sáng tạo, chụp góc rộng…Loại Lens Fish eye tạo ra hiệu ứng hình ảnh đặc biệt cho những bức ảnh góc rộng khi sử dụng ống kính có góc rộng thông thường.
(bức ảnh được chụp bằng Lens Fish eye mắt cá)
6. Ống kính Telephoto.
Nhắc đến Lens Telephoto này bạn sẽ thường gặp ở những thợ chụp ảnh lành nghề lâu năm bởi những tính năng chuyên nghiệp, khẩu độ rộng, tương ứng với nó giá cũng đắt nhất trong các loại Lens máy ảnh. Nếu bạn là người mới nhìn lần đầu chắc sẽ ngạc nhiên với kích thước khủng loại của loại Lens này.
(Lens máy ảnh Telephoto)
Lens Telephoto có thể giúp bạn chụp được những bức ảnh từ rất xa lên đến hàng nghìn mét mà chất lượng ảnh vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nó khá khó khăn trong việc di chuyển và trong quá trình chụp, cách tốt nhất là bạn nên đặt máy ảnh một vật cố định, giá đỡ… trong quá trình chụp để không bị rung lắc.
IV. Tổng kết.
Hy vọng với những kiến thức mình chia sẻ sẽ giúp phần lớn nào cho những bạn chưa hiểu hết Ống kính máy ảnh là gì? Các loại ống kính máy ảnh? Nếu như bạn có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào thì bạn cứ để lại comment bên dưới, mình sẽ trả lời một cách sớm nhất có thể. Cuối cùng, chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công…!!!