5+ Cách vệ sinh ống kính máy ảnh đúng cách: Hướng dẫn chi…

5/5 - (7 bình chọn)

Cách vệ sinh ống kính máy ảnh đúng cách là một trong những điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi nhà nhiếp ảnh gia chúng ta. Bởi vì trong quá trình sử dụng hoặc để lâu ngày bạn không động đến bạn sẽ thấy trên thân máy ảnh, ống kính thường có: rất nhiều bụi, dấu chấm đen thậm chí máy ảnh của bạn còn bị mốc (rễ tre)… Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh ống kính máy ảnh thì chắc chắn máy ảnh của bạn sẽ không thể cho ra được những bức hình chất lượng.

Hiện nay, mình thấy có rất nhiều người phản hồi rằng trong quá trình lau vệ sinh máy ảnh hay vô tình làm trầy xước ống kính máy ảnh cho nên mình có lời khuyên với các bạn là phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng trong quá trinh vệ sinh lens máy ảnh nhé. Ngay sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh ống kính (lens) máy ảnh đúng cách để bạn có tự tin vệ sinh ống kính máy ảnh mà không lo bị trầy xước.

I. Một vài mẹo nhỏ vệ sinh ống kính máy ảnh hiệu quả.

Một vài mẹo nhỏ vệ sinh ống kính máy ảnh

(Một vài mẹo nhỏ vệ sinh ống kính máy ảnh)

1. Quan tâm đến môi trường xung quanh.

Môi trường xung quanh cũng là một yếu tố bạn cần phải xem xét khi bạn quyết định có nên tháo lắp máy ảnh hay không vì những chỗ có nhiều bụi bẩn, cát ngoài đường, nước… sẽ làm ảnh hưởng rất lớn trong quá trình vệ sinh và lau ống kính máy ảnh và các linh kiện của chúng. Cho nên bạn hãy cân nhắc và chọn những nơi sạch sẽ, thoáng mát là nơi lý tưởng để bạn có thể vệ sinh máy ảnh. Đặc biệt ở phần tiếp nhận ánh sáng (chính) là phần cảm biến của máy ảnh bạn phải luôn giữ cho nó sạch sẽ.

2. Lắp ống kính máy ảnh.

Trong quá trình lắp ống kính máy ảnh bạn nên hết sức nhẹ nhàng tránh trường hợp đặt lệch vị trí và dùng lực quá mạnh. Sau khi bạn đã xác định được vị trí của ống kính và ống ngàm, thì bạn mới bắt đầu lắp ống kính với thân máy ảnh và xoay ống kính một cách nhẹ nhàng theo chiều thuận kim đồng hồ.

Thông thường vị trí lắp ống kính máy ảnh đặt xa hơn so với vòng chỉnh zoom và lấy nét. Trên máy ảnh đa số có một chấm đỏ trên thân để giúp bạn có thể nhận biết và đưa ống kính vào máy ảnh sao cho đúng cách và dấu chấm đỏ đó phải thẳng với ống kính và đúng ngàm của thân máy ảnh.

Lưu ý: Bạn chỉ nên lắp những ống kính tương thích với máy ảnh vì hiện nay có một số ống kính không tương thích với máy ảnh, nếu có thể bạn nên mua bộ chuyển đổi để có thể lắp ống kính tương thích với body máy ảnh.

3. Tháo ống kính máy ảnh.

Bạn sẽ thấy xung quanh ống ngàm có một “nút nhấn” ở trên thân body máy ảnh, để tháo được ống kính bạn cần phải nhấn giữ nguyên “nút nhấn” ở trên thân máy ảnh rồi bạn xoay nhẹ ống kính máy ảnh theo chiều ngược kim đồng hồ là ống kính của bạn đã được tách rời.

Tuy nhiên, trong quá trình không sử dụng, bảo quản… bạn nên sử dụng nắp đậy ống kính để đảm bảo rằng ống kính máy ảnh của bạn luôn được an toàn, xây xước và bụi bặm, làm ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Sau khi bạn đã tháo ống kính rồi thì bạn có thể lau vệ sinh ống kính máy ảnh một cách dễ dàng.

Lưu ý: Chỉ tháo ống kính khi thật sự cần thiết nhưng ngay sau đó bạn phải lắp ống kính với thân máy để tránh trường hợp ống ngàm bên trong của máy ảnh bị bụi, vân tay…

III. Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh ống kính máy ảnh đúng cách.

1. Cách vệ sinh thân (body) máy ảnh.

Body thân máy ảnh được xem là bộ phận được tiếp xúc nhiều nhất trong quá trình chụp ảnh, và bạn cũng không thể tránh khỏi những lúc tay bạn dính bẩn, bụi, dầu mỡ… bám trên thân máy ảnh và bạn cần phải vệ sinh chúng thường xuyên nếu không muốn máy ảnh bị nhanh hỏng, để vệ sinh thân (body), ống kính máy ảnh thì bạn tham khảo các bước thực hiện dưới đây.

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh ống kính máy ảnh đúng cách

(Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh ống kính máy ảnh đúng cách)

  • Bước 1: Dùng ống thổi (bóng thổi) để thổi hết các bụi bặm dính trên thân & ống kính máy ảnh. (Lưu ý Ống thổi luôn đảm bảo không có bụi và đã được kiểm tra, sạch sẽ trước khi sử dụng)
  • Bước 2: Dùng chổi lông mềm để quét những hạt cát, bụi bặm còn sót lại trong những khe máy ảnh (tránh những vùng nhạy cảm, cảm biến, ống kính…)
  • Bước 3: Dùng khăn, vải mềm ướt để lau vệ sinh cho máy ảnh (Lưu ý không được xịt dung dịch trực tiếp vào máy ảnh).
  • Bước 4: Để máy ảnh ở nơi có ánh nắng mặt trời để làm khô, ráo… máy ảnh trước khi bảo quản và tránh trường hợp bị ẩm mốc.

2. Làm sạch ống kính máy ảnh bằng cách sử dụng kính lọc UV, Skylight.

Có thể bạn chưa biết, ống kính máy ảnh rất giống với ống kính thủy tinh trên kính đeo mắt và nó có thể bị tổn hại bất cứ lúc nào cho nên bạn cần phải bảo quản và giữ gìn thật tốt. Có rất nhiều cách để làm sạch ống kính máy ảnh nhưng đối với phần dễ bị tổn hại như này thì trước tiên bạn cần phải dùng ống thổi để thổi các hạt bụi, hạt cát nhỏ ra khỏi ống kính máy ảnh (nên nhớ rằng ống thổi của bạn luôn luôn phải sạch trước khi thổi) rồi sau đó bạn dùng khăn vải mềm để vệ sinh ống kính máy ảnh.

Làm sạch ống kính máy ảnh bằng cách sử dụng kính lọc UV, Skylight

(Làm sạch ống kính máy ảnh bằng cách sử dụng kính lọc UV, Skylight)

Ngoài ra để ống kính máy ảnh của bạn không bị trầy xước, bụi bặm… thì bạn nên lắp thêm kính lọc Skylight hoặc UV vào để được đảm bảo rằng không có yếu tố nào ảnh hưởng đến trực tiếp đến ống kính của bạn và trong lúc làm sạch ống kính thì bạn chỉ cần làm sạch bộ lọc ống kính chứ không phải ống kính của máy ảnh (bộ lọc ống kính này bạn có thể thay nhiều lần giống với kính cường lực điện thoại).

3. Các bước làm sạch cảm biến máy ảnh.

Cảm biến máy ảnh là một phần rất nhạy cảm và không được phép dính bẩn trên đó và thiết kế của nó sâu bên trong nên cũng sẽ khá khó khăn trong việc vệ sinh máy ảnh. Bạn có thể xem các bước mà mình thường xuyên hay làm.

Các bước làm sạch cảm biến máy ảnh.

(Các bước làm sạch cảm biến máy ảnh.)

  • Bước 1: Trước khi làm sạch cảm biến, bạn có thể dùng kính lúp cùng với đèn led có công xuất vừa phải để quan sát trong máy ảnh có hạt bụi lớn nào không. Bạn có thể sử dụng nhíp để tìm và loại bỏ các hạt bụi bên trong thân máy.
  • Bước 2: Kích hoạt chức năng Mirror Lock – up cleaning mode và tháo ống kính ra. Cố gắng giữ cho máy ảnh với phần mở ống kính hơi úp xuống phía dưới để tránh bụi bay vào. (lưu ý: cần phải đảm bảo rằng pin trong máy được sạc đầy trước khi khởi động chế độ vệ sinh bằng tay bởi vì gương hoặc thấu kính có thể bị kẹt nếu không có nguồn điện hoặc máy ảnh bị tắt).
  • Bước 3: Dùng bóng thổi hơi để thổi bay mọi bụi bẩn, hạt bụi cứng đầu ngoài ra bạn có thể sử dụng một bàn chải được thiết kế riêng để làm sạch cho cảm biến và bạn phải thật cẩn thận khi lau chùi bề mặt cảm biến.
  • Bước 4: Sau khi vệ sinh, bạn có thể kiểm tra lại bằng cách chụp ảnh một tờ giấy trắng có khẩu độ nhỏ rồi quan sát xem có còn xuất hiện các chấm đen li ti hay không? Nếu vẫn còn bạn lại làm lại các bước trên nhé, nếu không làm sạch được bạn nên mang máy ảnh tới các tiệm sửa máy ảnh gần nhất. Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng khăn ướt, bình xịt để xịt cảm biến máy ảnh vì đây là vùng dễ bị hỏng và có thể bạn sẽ làm hỏng bộ phận quang học này.
  • Bước 5: Khi bạn đã hoàn thành thành 4 bước trên thì việc tiếp theo của bạn là bật máy ảnh lên để hạ gương xuống, gắn ống kính và đóng gương hoặc thấu kính lại. Ngoài ra, bạn nên hạn chế tháo ống kính vì bụi bẩn cũng nhân cơ hội đó mà xâm nhập vào cảm biến gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

IV. Cách bảo quản máy ảnh không bị mốc, bụi bẩn…

  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh xa những chỗ có độ ẩm thấp, bụi bặm…
  • Sử dụng hộp hoặc tủ chống ẩm và hạt hút ẩm.
  • Thời xuyên kiểm tra và phơi nắng khoảng 5 – 10 phút.
  • Dùng nguồn sáng có tác dụng nhiệt hay tia UV.
  • Trước khi cất vào tủ, hộp hút ẩm thì tháo pin, ống kính ra khỏi máy ảnh để được hút ẩm tốt nhất.
  • Tránh rơi va đập trong quá trình vận chuyển.

V. Kết luận.

Vậy là mình đã chia sẻ xong cho các bạn biết Một vài mẹo nhỏ để vệ sinh ống kính máy ảnh hiệu quả, thuận tiện? Hướng dẫn Cách vệ sinh thân, ống kính máy ảnh đúng cách? Cách bảo quản máy ảnh không bị mốc, bụi bẩn? Nếu như bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc nào chưa hiểu thì bạn có thể bình luận phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng và trả lời bạn sớm nhất có thể.

 

Leave a Reply